Tỷ giá hối đoái biến động khi nào và biến động như thế nào ?

Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn các yếu tố làm biến động tỷ giá hối đoái. Tất nhiên, vẫn có những ngoại lệ, nhưng nhìn chung, tỷ giá hối đoái dễ tăng hoặc giảm trong các trường hợp sau.

Khi nền kinh tế ngày càng mở rộng ... Yếu tố tăng

Khi nền kinh tế Việt Nam tốt và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được cải thiện, đồng vnd có xu hướng tăng giá do ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài cố gắng mua trái phiếu chính phủ Việt Nam và cổ phiếu của các công ty Việt Nam. Ngược lại, khi nền kinh tế Việt Nam sa sút và hiệu quả hoạt động của các công ty kém hiệu quả, đồng vnd sẽ giảm giá.

Khi mặt bằng lãi suất cao ... Yếu tố tăng

Nếu lãi suất của Việt Nam cao hơn so với các nước khác, đồng vnd sẽ mạnh lên vì sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu chính phủ Việt Nam và gửi tiền vào các ngân hàng Việt Nam. Ngược lại, nếu lãi suất thấp, đồng vnd có xu hướng mất giá.

Nhân tiện, mức lãi suất được kiểm soát bởi một tổ chức được gọi là “ngân hàng trung ương (trong trường hợp của Việt Nam thì là ngân hàng nhà nước)” nhằm mở rộng nền kinh tế và bình ổn vật giá.

Khi thâm hụt ngân sách trở nên nghiêm trọng ... Yếu tố giảm

Thâm hụt ngân sách là khi chi tiêu của quốc gia vượt xa thu nhập. “Trái phiếu chính phủ” được phát hành như một trong những phương tiện để bù đắp thâm hụt.

Phát hành trái phiếu chính phủ không phải là một điều xấu, nhưng khi chi tiêu tiếp tục vượt quá thu nhập và nợ nần chồng chất và ngày càng phình to, các nhà đầu tư sẽ có tâm lý lo lắng rằng “Liệu quốc gia đó có thể trả lại số tiền đã vay thông qua trái phiếu chính phủ hay không ?. Trong trường hợp này, tỷ giá hối đoái có khả năng giảm vì số người muốn mua trái phiếu chính phủ ở nước đó sẽ giảm và số người muốn đầu tư vào các công ty ở nước đó sẽ giảm.

Kể từ năm 2010, giá thị trường của đồng “euro”, đồng tiền thống nhất của các nước châu Âu bị giảm sút do thâm hụt ngân sách của một số nước châu Âu trong đó có Hy Lạp trở nên nghiêm trọng.

Khi bất ổn chính trị xảy ra ... Yếu tố giảm

Trong trường hợp có bất ổn chính trị, chẳng hạn như chiến tranh hoặc xung đột trong nước, tỷ giá hối đoái có khả năng giảm do nhiều người từ chối đầu tư vào quốc gia đó.

Trên thức tế tỷ giá hối đoái biến động do sự đan xen phức tạp của các yếu tố này. Khi đầu tư ra nước ngoài, hãy chắc chắn chú ý đến xu hướng tỷ giá hối đoái và các tin tức trong nước và quốc tế khác nhau có ảnh hưởng đến xu hướng đó.

POINT

Nếu nền kinh tế tốt, tỷ giá hối đoái của đất nước đó sẽ tăng lên. Ngược lại, tâm lý lo lắng về đất nước đó sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm xuống.
タイトルとURLをコピーしました