Các chỉ số chứng khoán có ích cho đầu tư cổ phiếu

Cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán được một lượng lớn người mua và bán mỗi ngày dựa trên nhiều suy nghĩ khác nhau. 

Vì vậy, có thể sử dụng các chỉ số như chỉ số giá cổ phiếu và chỉ số tài chính để phân tích sự biến động của giá cổ phiếu.
Ở đây xin giới thiệu một số cái tiêu biểu.

Diễn biến giá cổ phiếu cũng rất phức tạp. “Giá cổ phiếu của một công ty hoạt động tốt có xu hướng tăng”, nhưng có thể giá cổ phiếu sẽ giảm tạm thời.

Chỉ số VN-index, VN30-index

Chỉ số VN-index

VN-Index là chỉ số đại diện cho Sở giao dịch HoSE từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, đại diện cho tất cả cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên HoSE.

VN30-index

VN30-index là chỉ số gồm 30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn HoSE có giá trị vốn hóa thị trường cũng như thanh khoản cao nhất, cụ thể là nhóm 30 cổ phiếu này chiếm 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Khi chỉ số VN-index và VN30-index tăng, có thể nói là giá của nhiều cổ phiếu tăng và ngược lại.

Chỉ số từ các dữ liệu khác "PER", "PBR", "PSR"

PER là giá cổ phiếu của công ty chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.

Ví dụ, nếu giá cổ phiếu là 500 nghìn và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 20 nghìn, thì PER sẽ là 500 nghìn ÷ 20 nghìn = 25 lần.

Một công ty có PER nhỏ có nghĩa là “giá cổ phiếu rẻ mặc dù lợi nhuận lớn”. Nói cách khác, giá cổ phiếu rẻ vì lợi nhuận lớn nhưng kỳ vọng tăng trưởng thấp. Do đó (mặc dù vẫn có ngoại lệ), các công ty có PER nhỏ có thể được kỳ vọng sẽ có nhiều dư địa để giá cổ phiếu tăng trong tương lai.

Ngược lại, công ty có PER lớn là công ty có giá cổ phiếu cao mặc dù lợi nhuận thấp. Nói cách khác, giá cổ phiếu được định giá quá cao do kỳ vọng tăng trưởng cao. Còn rất nhiều dư địa để giá cổ phiếu giảm.

Một chỉ số tương tự như PER là PCFR. Đây là chỉ số tính bằng cách lấy giá cổ phiếu chia cho “dòng tiền trên mỗi cổ phiếu”. “Dòng tiền” ở đây không phải là lợi nhuận được ghi trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà là “lợi nhuận tiền mặt” được tính dựa trên số tiền thực đã vào công ty. Cụ thể nó được tính bởi “lợi nhuận ròng” cộng với “chi phí khấu hao”.

“PBR (Tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá trị tài sản ròng)”

PBR là tỷ số tính bằng giá cổ phiếu của một công ty chia cho “tài sản ròng” trên mỗi cổ phiếu. “Tài sản ròng” là tiền riêng của công ty, chẳng hạn như tiền (vốn) được đầu tư bởi các cổ đông. 

Cũng giống như PER, và các công ty có chỉ số PBR nhỏ được coi là có giá cổ phiếu đang được định giá rẻ, và các công ty có số PBR lớn được coi là có giá cổ phiếu đang được định giá cao.

“PSR (tỷ lệ giá vốn hoá thị trường chia cho tổng doanh thu)”

“Giá trị vốn hóa thị trường (số tiền tính bằng cách nhân giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu phát hành)” chia cho “tổng doanh thu” được gọi là PSR. Đây cũng là chỉ số để đánh giá giá cổ phiếu đang được định giá quá cao hay quá thấp.

Các chỉ số quản lý có thể đọc được tình hình kinh doanh của công ty ... "ROE", "ROA", "Tỷ lệ vốn sở hữu"

“ROE (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)”

ROE là dữ liệu cho thấy một công ty sử dụng tiền do các cổ đông đầu tư để tạo ra lợi nhuận tốt như thế nào. Các công ty kinh doanh dựa trên số tiền đầu tư của các cổ đông. Có thể nói, tương ứng với số tiền vốn mà cổ đông đầu tư, lợi nhuận càng lớn thì sức mạnh sinh lời càng cao. Là một cổ đông, khi ROE cao bạn có thể kỳ vọng được chia nhiều cổ tức và giá cổ phiếu có khả năng sẽ tăng cao.

Cụ thể, nó được tính bằng cách chia lợi nhuận thuần (lãi ròng) trong năm cho “vốn chủ sở hữu” và nhân với 100 (đơn vị %). Ví dụ, nếu vốn chủ sở hữu là 10 tỷ đồng và lợi nhuận thuần là 1,5 tỷ đồng, ROE là 1,5 tỷ đồng ÷ 10 tỷ đồng x 100 = 15%.
Thông thường ROE càng cao thì giá cổ phiếu sẽ càng cao.

“ROA (Lợi nhuận trên tổng tài sản)”

Tổng số tiền vốn sẽ không chỉ bao gồm tiền đầu tư của các cổ đông mà còn cả số tiền đi vay từ ngân hàng hay các nguồn khác, được gọi là “tổng tài sản”. 

ROA là dữ liệu cho biết mức độ hiệu quả sử dụng tổng vốn này để tạo ra lợi nhuận.
ROA tương tự như ROE, khi chỉ số càng lơn thì “sức mạnh tạo ra lợi nhuận” càng cao.

“Tỷ lệ an toàn vốn”

Tỷ lệ an toàn vốn là số tiền được các cổ đông đầu tư chia cho tổng số vốn.
Không đúng trong mọi trường hợp, nhưng một công ty vay quá nhiều từ ngân hàng thì không thể nói là kinh doanh an toàn. 

Mặt khác, một công ty có số nợ ngân hàng ít và số tiền đầu tư của các cổ đông lớn thì cơ sở kinh doanh vững chắc và ổn định. “tỷ lệ vốn đầu tư ” quyết định sự ổn định và lành mạnh việc kinh doanh của công ty.

POINT

Có nhiều chỉ số khác nhau như PER, PBR, ROE, ROA v.v.. Đầu tiên, chúng ta hãy hiểu ý nghĩa của từng chỉ số. Và hãy chú ý đến sự biến đổi của chúng.
Copied title and URL