Cách thức quản lý công ty đã thay đổi
Ngày càng có nhiều công ty không chỉ theo đuổi lợi nhuận mà còn thể hiện trách nhiệm đối với xã hội.
Trước đây người ta nghĩ rằng mục đích chính của một công ty là “theo đuổi lợi nhuận”.
Các công ty tạo ra các sản phẩm và dịch vụ hữu ích cho xã hội, nhận lại tiền, sử dụng nó để phát triển kinh doanh mới, hay trả tiền lương cho nhân viên và chia cổ tức cho các cổ đông. “Theo đuổi lợi nhuận” là cần thiết để tiếp tục các hoạt động kinh doanh như vậy.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc theo đuổi lợi nhuận trước mắt thường cản trở sự tăng trưởng dài hạn của một công ty. Việc chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt có thể khiến công ty đó bỏ qua các biện pháp bảo vệ môi trường hoặc bỏ qua các nỗ lực để đảm bảo cho nhân viên có thể làm việc một cách an toàn và thoải mái. Những công ty như vậy cuối cùng sẽ mất lòng tin của người tiêu dùng và nhân viên, và doanh nghiệp của họ sẽ mất dần sức sống.
Mặt khác, các cổ đông cũng có xu hướng chỉ tập trung vào giá cổ phiếu, và không có nhiều người nói: “Hãy chú ý quản lý công ty”.
Vì vậy, trong những năm gần đây, “CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)” đã được nhấn mạnh.
CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) và đầu tư cổ phiếu
CSR rất quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt hơn với các bên liên quan và tiếp tục và phát triển các hoạt động kinh doanh của công ty.
“CSR (Corporate Social Responsibility)” là ý tưởng cho rằng các công ty không chỉ nên theo đuổi lợi nhuận mà còn phải thực hiện các trách nhiệm xã hội khác nhau, bao gồm việc giải quyết các vấn đề về môi trường và nhân quyền v.v.
Các công ty không chỉ liên quan mật thiết tới những người làm việc ở đó (nhân viên) và cổ đông, mà còn là những người mua hàng (người tiêu dùng và đối tác kinh doanh), những người sống xung quanh công ty (cư dân địa phương), v.v.
Có thể nói, CSR có vai trò xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa các bên liên quan này và công ty. Gần đây, ngày càng nhiều công ty tham gia vào hoạt động quản lý với tầm nhìn dài hạn, chẳng hạn như đóng góp cho các hoạt động xã hội và các vấn đề môi trường với tư cách là một thành viên của xã hội. Bằng cách xây dựng mối quan hệ tốt với những bên liên quan, thay vì ưu tiên lợi nhuận trước mắt, các công ty sẽ có thể phát triển ổn định trong dài hạn.
Bằng cách này, cách các công ty quản lý kinh doanh đã có những thay đổi.
Để đáp ứng điều này, ngày càng có nhiều nhà đầu tư xem xét công ty đó có nhiệt tình với CSR hay không là một tiêu chí quan trọng cho quyết định đầu tư của họ. Phương pháp đầu tư được gọi là SRI (Socially Responsible Investment = Đầu tư có trách nhiệm với Xã hội) cũng đang trở nên phổ biến.