Vai trò và những vấn đề của trái phiếu chính phủ

Vai trò của trái phiếu chính phủ

Trái phiếu chính phủ được phát hành bởi chính phủ để vay tiền của người dân.
Trái phiếu chính phủ được phát hành để huy động tiền mà đất nước cần để vận hành các dịch vụ công cộng khác nhau, nhưng chúng cũng có các vấn đề.

Số tiền kiếm được từ trái phiếu chính phủ được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng như đường xá, cầu cống và đập nước v.v. Cầu đường là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng đòi hỏi một số tiền khổng lồ và nhiều trường hợp khó có thể trang trải chỉ bằng các khoản thuế mà nhà nước thu được. Và một khi những con đường và cây cầu được xây dựng, chúng sẽ được sử dụng trong nhiều thập kỷ trong tương lai, vì vậy sẽ không công bằng nếu chỉ trang trải chi phí bằng tiền thuế thu được từ thế hệ những người đang làm việc ở hiện tại.

Vì vậy, trước hết là sẽ phát hành trái phiếu chính phủ để thu tiền xây dựng cầu đường. Số tiền đã vay sẽ được trả lại dần dần bằng tiền thuế thu được từ người dân trong vài thập kỉ tới. Bằng cách đó, không chỉ thế hệ những người hiện đang làm việc, mà cả các thế hệ tương lai sẽ phải chịu một phần chi phí. Trái phiếu chính phủ phát hành theo suy nghĩ này được gọi là “trái phiếu chính phủ dùng cho xây dựng.”

Theo nghĩa này, trái phiếu chính phủ có thể nói là đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cuộc sống của chúng ta.

Những vẫn đề của trái phiếu chính phủ

Tuy nhiên, có những vấn đề trong việc phát hành trái phiếu chính phủ. Một vấn đề đặc trưng của nhiều nước như đó là chính phủ chi rất nhiều tiền cho những việc ngoài việc xây dựng đường xá, dẫn đến hệ luỵ chỉ thu thuế không thì không đủ trang trải, cuối cùng không còn cách nào khác là lại tiếp tục phát hành trái phiếu chính phủ. Trái phiếu chính phủ như vậy được gọi là trái phiếu chính phủ thâm hụt. 

Ở Nhật Bản, khối lượng nợ của chính phủ qua hình thức trái phiếu tăng đều hàng năm, tính đến thời điểm cuối năm 2020 đã đạt tới con số 1,2 triệu tỷ yên. Tương ứng mỗi người dân Nhật nợ gần 10 triệu yên (khoảng gần 90.000 USD). Con số này được dự đoán sẽ tăng mạnh sau năm 2021 vì Covid và thế vận hội Olympic Tokyo.

Tất nhiên, việc quốc gia vay tiền thông qua phát hành trái phiếu chính phủ không hẳn là điều xấu. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ qua việc cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu và lặp đi lặp lại nợ nần, lãng phí thì cuối cùng bạn sẽ rơi vào tình trạng không thể trả lại số tiền đã vay. Trạng thái như vậy được gọi là vỡ nợ (default).

Ngay cả khi không thực sự vỡ nợ, nếu phát hành quá nhiều trái phiếu chính phủ và tổng số nợ trở nên khổng lồ, người dân sẽ lo lắng và tự hỏi, “Liệu trái phiếu chính phủ đó có được trả lại khi đáo hạn không?”. Khi đó, trái phiếu chính phủ của quốc gia đó sẽ không có người mua và giá có thể giảm mạnh. Ngoài ra, sẽ có ít người muốn đầu tư vào quốc gia đó, điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu.

Nhìn ra thế giới, trước đây, ở Nga (1998) và Argentina (2001), tài chính quốc gia bị đình trệ và được xem như là vỡ nợ. Gần đây, từ khoảng tháng 5 năm 2010, trái phiếu chính phủ của Hy Lạp giảm mạnh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước này. Trái phiếu chính phủ thường được cho là một công cụ đầu tư an toàn, nhưng tùy thuộc vào tình hình tài chính của quốc gia, có khả năng giá sẽ giảm mạnh hoặc tiền gốc sẽ không trở lại khi đáo hạn.

Và, trên thực tế, Nhật Bản cũng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng. Cho đến nay, giá vẫn chưa giảm mạnh, nhưng hãy nhớ rằng trái phiếu chính phủ có những vấn đề và rủi ro nhất định.

POINT

Trái phiếu Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và vận hành các cơ sở công cộng. Tuy nhiên, trái phiếu chính phủ cũng có những vấn đề và rủi ro nhất định.
Copied title and URL