Cách định giá của một cổ phiếu
Một số lượng lớn cổ phiếu được mua và bán trên sàn giao dịch chứng khoán mỗi ngày.
Trong lúc đó, giá của cổ phiếu cũng sẽ được quyết định.
Cách định giá cổ phiếu về cơ bản giống như cách định giá của hàng hóa.
“Tôi thực sự muốn mua cổ phiếu đó, vì vậy tôi sẽ trả nó với giá 200 nghìn thay vì 100 nghìn!” “Không, vậy tôi sẽ mua nó với giá 300 nghìn!” . Cứ như vậy, nếu càng có nhiều người muốn mua, giá của cổ phiếu đó sẽ càng cao.
Ngược lại, nếu có nhiều người nói: “100 nghìn thì không mua nhưng 80 nghìn thì mua”, cứ như thế càng có nhiều người như vậy, giá cổ phiếu đó sẽ càng rẻ.
Quá trình từ khi đặt lệnh đến xử lý lệnh ở sàn giao dịch
Lệnh giao dịch được truyền từ công ty chứng khoán đến sở giao dịch chứng khoán.
Khi chúng ta đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu, chúng ta thường đặt lệnh từ một công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán sử dụng mạng máy tính để truyền tải tất cả các lệnh nhận được từ mỗi chi nhánh đến sở giao dịch chứng khoán. Mỗi ngày trên sàn chứng khoán có một lượng lớn đơn đặt hàng từ khắp mọi miền đất nước.
(Mặc dù được gọi là “sàn giao dịch”, nhưng mọi người không tụ tập với các món hàng như chợ cá, mà sử dụng mạng máy tính để chuyển các lệnh 🙂 )
Trên sàn giao dịch chứng khoán, từ một lượng đơn đặt hàng khổng lồ, các đơn đặt hàng sẽ được phân ra theo từng mã công ty và kết nối giữa các lệnh mua và bán với nhau. Tất cả quá trình này đều được thức hiện trên hệ thống mạng.
Dấu vết của lệnh đặt mua bán
Sở giao dịch chứng khoán kết nối các lệnh mua bán theo hai nguyên tắc.
Các lệnh đặt sẽ khác nhau ở chỗ mua(bán) bao nhiêu với giá như thế nào.
Vì vậy, trên sàn giao dịch chứng khoán sẽ thực hiện 2 nguyên tắc sau.
- Đối với lệnh mua thì sẽ ưu tiên giá cao nhất, lệnh bán thì ưu tiên giá thấp nhất (nguyên tắc ưu tiên giá).
2. Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì người đặt lệnh sớm hơn được ưu tiên kết nối trước (nguyên tắc ưu tiên thời gian).