Giá cổ phiếu gắn liền với chuyển động kinh tế của thế giới

Chỉ nhìn tình hình trong nước thì không thể dự đoán được giá cổ phiếu trong tương lai

Toàn cầu hóa kinh tế nghĩa là gì?

Giá cổ phiếu lên xuống theo xu hướng của nền kinh tế. Ngay cả khi các công ty riêng lẻ đang nỗ lực hết sức mình, nếu nền kinh tế chung hoạt động không tốt, hiệu quả kinh doanh sẽ không được như kỳ vọng. Ngược lại, nếu nền kinh tế trong nước và toàn cầu phát triển tốt, việc kinh doanh của các công ty cũng sẽ tăng trưởng tốt. Các sự kiện kinh tế trong nước và quốc tế đang ảnh hưởng đến tương lai của hoạt động của các công ty và gây biến động giá cổ phiếu.

Ở đây muốn nhấn mạnh tới xu hướng “toàn cầu hóa kinh tế”.

Cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (nói đúng ra là phụ thuộc khá nhiều ). Và đã xuất khẩu gạo, nông lâm thuỷ sản rất nhiều qua Trung Quốc, nhưng từ sau năm 1994 Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, chúng ta đã đa dạng hoá đối tác kinh tế với nhiều quốc gia khác. Các công ty Việt Nam trong các lĩnh vực như chế biến nông sản, may mặc đã bắt đầu mở rộng mạng lưới xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Âu và Mỹ. Mặt khác, hàng hoá công nghiệp của các nước phương Tây hay Nhật Bản, Hàn quốc cũng đã xâm nhập vào thị trường trong nước. Các công ty phương Tây và châu Á cũng đang mở rộng cơ sở sản xuất sang Việt Nam, trở thành đối thủ mạnh của các công ty trong nước.

Mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới sẽ trở nên bền chặt hơn khi hoạt động mua bán hàng hóa (= thương mại) giữa các quốc gia, sự di chuyển của người dân, cho vay mượn tiền xuyên quốc gia, và các hoạt động đầu tư trở nên sôi động hơn. Toàn bộ dòng chảy này của nền kinh tế thế giới được gọi là “toàn cầu hóa kinh tế.”

Doanh nghiệp bạn muốn đầu tư đang phát triển loại hình kinh doanh gì ? ở những nước nào? Tình hình kinh tế của mỗi nước đó như thế nào? kinh tế của Mỹ và Trung Quốc sẽ ra sao ? —- Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty đó. Đương nhiên, tương lai của giá cổ phiếu cũng sẽ thay đổi theo các yếu tố đó.

Tỷ trọng của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán

Không chỉ các nhà đầu tư Việt mua các cổ phiếu của công ty trong nước mà còn có những nhà đầu tư nước ngoài.

Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông như Internet, việc chuyển tiền xuyên quốc gia trở nên dễ dàng hơn. Số lượng nhà đầu tư trong nước mua cổ phiếu công ty nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu công ty trong nước cao hơn nhiều so với trước đây.

Các nhà đầu tư trên khắp thế giới mua và bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia dựa trên những ý tưởng suy nghĩ khác nhau.
Có thể giá cổ phiếu của Việt Nam sẽ tăng mạnh khi các nhà đầu tư trên khắp thế giới nghĩ rằng “Việc kinh doanh của các công ty Việt sẽ tăng trưởng tốt, và đổ tiền mua cổ phiếu các công ty Việt. Ngược lại, khi các nhà đầu tư nghĩ không thể kỳ vọng vào hoạt động của các công ty Việt Nam, và ngừng đầu tư (bán cổ phiếu, rút vốn) , giá cổ phiếu Việt sẽ giảm.

Trong số các cổ đông của các công ty niêm yết trên bốn sàn giao dịch chứng khoán ở Nhật Bản ngoại trừ JASDAQ, thì 30,3% là người nước ngoài (Japan Exchange Group “Kết quả khảo sát phân phối cổ phiếu năm 2017”). Điều đó nói lên mức độ ảnh hưởng của các nhà đầu tư nước ngoài tới thị trường chứng khoán Nhật Bản.

Đối với thị trường trong nước năm 2019 ghi nhận 16% giao dịch là từ khối ngoại. (theo dữ liệu từ tạp chí tài chính online)

Biến động giá cổ phiếu trở lên phức tạp vì toàn cầu hoá

Toàn cầu hóa kinh tế khiến giá cổ phiếu phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ với nước ngoài và các hoạt động của chính phủ hơn bao giờ hết.

Nếu chính sách của chính phủ được kỳ vọng, giá cổ phiếu có thể tăng, và nếu nhiều nhà đầu tư cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ triển như kỳ vọng bởi chính sách của chính phủ, thì ngay cả khi các công ty riêng lẻ hoạt động tốt, giá cổ phiếu chung của các công ty Việt cũng có thể giảm xuống.

Thực tế, diễn biến giá cổ phiếu rất phức tạp.
Ví dụ, vào mùa thu năm 2008, công ty Lehman Brothers, một công ty chứng khoán lớn của Mỹ bị phá sản. Sự tồi tệ của môi trường kinh doanh xung quanh các tổ chức tài chính Mỹ vào thời điểm đó được làm sáng tỏ, dòng tiền giữa các tổ chức tài chính bị giảm mạnh, và nó đã tác động nghiêm trọng đến giá cổ phiếu và nền kinh tế của các nước Châu Âu cũng như Hoa Kỳ. Đây chính là cú sốc kinh tế toàn cầu Lehman.
Một số nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu Nhật Bản để bù đắp khoản đầu tư của họ vào Mỹ và Châu Âu, và kết quả là giá cổ phiếu Nhật Bản cũng đã giảm mạnh. Mức độ sụt giảm của giá cổ phiếu vào thời điểm đó không thể chỉ giải thích bằng tình trạng hoạt động của các công ty Nhật Bản vào thời điểm đó. Có những công ty kinh doanh rất tốt nhưng giá cổ phiếu vẫn giảm.

Ở Việt Nam, thời điểm đó kinh tế chúng ta với tỷ trọng nông nghiệp cao nên ít chịu ảnh hưởng, nhưng ở thời điểm hiện tại, khi việc toàn cầu hoá kinh tế được diễn ra mạnh mẽ, hàng hoá được xuất khẩu tới nhiều quốc gia thì sự ảnh hưởng sẽ là rất lớn.

Toàn cầu hóa kinh tế đang tiến triển. Và kết quả là, diễn biến giá cổ phiếu trở lên phức tạp hơn bao giờ hết. … Khi tìm hiểu chứng khoán, hãy ghi nhớ và để tâm tới khía cạnh này.

POINT

Với sự phát triển của toàn cầu hóa kinh tế, chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mà nếu chỉ nhìn vào kinh tế trong nước thì không thể dự đoán được tương lai của hoạt động công ty và giá cổ phiếu.
タイトルとURLをコピーしました