Cơ chế biến động giá và tỷ lệ lợi nhuận của trái phiếu chính phủ diễn ra như thế nào ?

Tỷ lệ lợi nhuận của trái phiếu chính phủ là tổng của lãi suất và tỷ lệ chênh lệch giá mua bán

“Tại sao giá trái phiếu chính phủ, mà khoản gốc được bảo đảm hoàn trả, lại có biến động?”

Nếu bạn mới bắt đầu đầu tư, hoặc nếu bạn không có nhiều kiến thức về tài chính, bạn có thể cảm thấy khó hiểu về vấn đề này. Để trả lời câu hỏi đơn giản này, trước hết cần phải phân loại một số từ mô tả giá trị của trái phiếu chính phủ.

Giá trị của trái phiếu chính phủ thường được biểu thị bằng các thuật ngữ như “lãi suất bề mặt (coupon)“, “giá trái phiếu chính phủ” và “tỷ lệ lợi nhuận trái phiếu chính phủ“.

Lãi suất bề mặt” là lãi suất hàng năm mà quốc gia phát hành trái phiếu chính phủ hứa sẽ trả cho các nhà đầu tư trái phiếu chính phủ. Đối với trái phiếu chính phủ lãi suất cố định, lãi suất được xác định tại thời điểm phát hành không thay đổi cho đến khi đáo hạn.

Tuy nhiên, lãi suất của mỗi loại trái phiếu chính phủ là khác nhau. Và vì lãi suất trái phiếu chính phủ được xác định theo xu hướng của lãi suất thị trường tại thời điểm đó (lãi suất chuẩn do thị trường tài chính xác định), nên ngay cả khi trái phiếu chính phủ có cùng thời điểm đáo hạn thì tỷ lệ lãi suất bề mặt cũng sẽ khác nhau tuỳ thuộc tỷ lệ lãi suất vào thời điểm phát hành.

Nếu bạn mua một trái phiếu chính phủ và giữ nó cho đến khi đáo hạn, bạn sẽ nhận được một khoản thu nhập từ lãi hàng năm theo tỷ lệ lãi suất bề mặt, và tiền gốc sẽ được hoàn trả vào thời điểm đó. Mặt khác, ngoại trừ một số loại thì hầu hết các trái phiếu chính phủ có thể mua bán trên thị trường giống như cổ phiếu. Giao dịch trên thị trường dựa trên “giá trái phiếu chính phủ”, nhưng giá thay đổi liên tục, nên nếu bạn mua rẻ bán cao, bạn có thể nhận được lợi nhuận chênh lệch như cổ phiếu.

Tỷ lệ lợi nhuận trái phiếu chính phủ” là tỷ lệ lời nhuận tổng của lãi suất và tỷ lệ lãi chênh lệch sau khi mua bán trên thị trường trong một năm. Khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ, phần thu nhập từ lãi suất bề mặt là không thay đổi bất kể hình thức đầu tư là gì. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận từ chênh lệch giá khi giao dịch trên thị trường phát sinh dẫn đếntỷ lệ lợi nhuận của trái phiếu chính phủ sẽ thay đổi theo.

Chuỗi phản ứng của trái phiếu chính phủ “Cải thiện sức hấp dẫn tương đối → tăng giá → giảm tỷ lệ lợi nhuận”

Chúng ta hãy vào chủ đề chính. Giá và tỷ lệ lợi nhuận trái phiếu chính phủ biến động như thế nào?

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá trái phiếu chính phủ là chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương ở mỗi quốc gia và sự biến động của nhu cầu vốn ở mỗi quốc gia. Ví dụ, nếu Ngân hàng Trung ương cắt giảm lãi suất như một biện pháp nới lỏng tiền tệ, hoặc nếu nhu cầu về vốn từ các công ty và cá nhân giảm, lãi suất thị trường sẽ giảm theo. Vì lãi suất của trái phiếu chính phủ nói chung được xác định cùng với lãi suất thị trường, nên lãi suất bề mặt của trái phiếu chính phủ cũng sẽ giảm theo.

Giả sử rằng trái phiếu chính phủ có cùng kỳ hạn được phát hành trong hai tháng liên tiếp trong bối cảnh lãi suất thị trường giảm. Nếu lãi suất bề mặt trái phiếu chính phủ A là 1% và lãi suất trái phiếu chính phủ B phát hành một tháng trước là 2%, thì theo quan điểm của nhà đầu tư, trái phiếu chính phủ B, là trái phiếu tốt hơn vì có lãi suất bề mặt cao hơn và giá trái phiếu chính phủ B sẽ tăng do lượng mua tăng bởi tính hấp dẫn tương đối của nó.

Bất kể thời điểm mua trái phiếu chính phủ, số tiền tương đương với số tiền gốc được trả lại tại thời điểm đáo hạn sẽ không thay đổi. Do đó, một nhà đầu tư mua trái phiếu chính phủ B sau khi giá đã tăng sẽ bị lỗ nếu giữ nó đến ngày đáo hạn và tỷ lệ lợi nhuận sẽ thấp hơn so với một nhà đầu tư mua theo mệnh giá tại thời điểm mới phát hành.

Nói cách khác, đối với trái phiếu chính phủ, chuỗi hệ quả sau sẽ được thiết lập. “lãi suất thị trường giảm → lãi suất trái phiếu chính phủ phát hành mới giảm → giá trái phiếu chính phủ đã phát hành tăng → tỷ lệ lợi nhuận của trái phiếu chính phủ đã phát hành giảm”. Ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng, kết quả của chuỗi hệ quả này sẽ ngược lại.

Ngoài những yếu tố trên, một yếu tố khác có thể làm giảm tỷ lệ lợi nhuận của trái phiếu chính phủ là việc các ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ trên quy mô lớn. Ví dụ như ở Nhật Bản kể từ năm 2013, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã mua lại trái phiếu chính phủ từ ngoài thị trường với mục tiêu 80 nghìn tỷ yên mỗi năm như một phần của hoạt động nới lỏng tiền tệ dẫn tới hệ quả giá trái phiếu chính phủ tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận khi đáo hạn bị giảm mạnh.

Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 100 năm do chính phủ Áo phát hành năm 2017 là 2,1%, nhưng khi nước này phát hành thêm trái phiếu chính phủ kỳ hạn 100 năm vào tháng 6/2019, lãi suất đã giảm xuống mức 1,2%. Trong khi nhiều nhà đầu tư đang đổ xô theo đuổi lợi suất cao hơn do khó khăn đầu tư toàn cầu, trái phiếu chính phủ kỳ hạn 100 năm đã trở nên hấp dẫn ngay cả khi lãi suất thấp hơn trước.

Nhân tiện, không có trái phiếu chính phủ 100 năm ở Việt Nam. Hiện nay, các loại trái phiếu chính phủ có lãi suất bề mặt cố định phát hành ở Việt Nam được phân loại theo kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm với lãi suất bề mặt giao động ở khoảng 2% ~ 11%.

Copied title and URL