Những chú ý khi sử dụng đường trung bình động

Đường trung bình động là dụng cụ để phân tích kỹ thuật tiêu biểu, tuy nhiên hãy nhớ rằng nó không phải là chỉ số mang ý nghĩa tuyệt đối. Dựa trên quan điểm đó, hãy cùng xem qua một số điểm cần chú ý sau đây.

  • Sử dụng nó như một yếu tố để xác định quan điểm, lập trường mua bán
  • Sử dụng kết hợp các chỉ số khác để nâng cao độ chính xác của quyết định thời điểm mua bán
  • Hãy tìm hiểu lý do của sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu và đường trung bình động

1. Sử dụng nó như một yếu tố để xác định quan điểm, lập trường mua bán

Lập trường mua và bán là quyết định nên đi từ quan điểm mua hay quan điểm bán khi tham gia giao dịch. Trước hết, đường trung bình động là công cụ phù hợp nhất cho quyết định lập trường này. Nó cũng có thể được sử dụng tìm ra thời điểm mua và bán, nhưng khi sử dụng đường trung bình động lần đầu tiên, hãy bắt đầu bằng việc quyết định lập trường mua và bán.

2. Sử dụng kết hợp các chỉ số khác để nâng cao độ chính xác của quyết định thời điểm mua bán

Hơn nữa, đường trung bình động có chức năng cho ta biết thời điểm mua và bán thích hợp. Tuy nhiên, việc đo lường thời điểm mua và bán bằng cách chỉ sử dụng đường trung bình động là điều không dễ dàng và cần phải nâng cao độ chính xác bằng cách sử dụng nó kết hợp với các chỉ số khác. Bạn nên kết hợp các chỉ số mà bạn dễ sử dụng, ví dụ như một số chỉ số sau đây:

  • Tỷ lệ lỗ ký quỹ (là chỉ số để xem mức lỗ của các nhà đầu tư cá nhân trong giao dịch ký quỹ)
  • Khối lượng giao dịch (số lượng cổ phiếu được mua bán)

Nhìn xuống dưới của biểu đồ, có một vùng được khoanh tròn màu xanh lá cây. Nó là khối lượng giao dịch tại điểm (điểm mũi tên) cách xa đường trung bình 25 ngày khi giá cổ phiếu giảm mạnh. Bạn có thể thấy rằng khối lượng giao dịch rõ ràng là cao hơn so với các vùng khác, đây là một đặc điểm của hiện tượng bán tháo.

Đây là một kiến thức nâng cao, nhưng nếu giá cổ phiếu cách xa đường trung bình động thì nên thử kết hợp các chỉ số như tỷ lệ tăng khối lượng của khối lượng giao dịch.

Ở bài trước cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trung bình VN-INDEX và tỷ lệ chênh lệch so với đường trung bình động bằng khoảng -10% là một thời điểm tuyệt vời để mua vào. Nếu bạn kết hợp thêm tỷ lệ lỗ tín dụng vào nữa thì độ tin cậy của quyết định thời điểm mua sẽ cao hơn nữa.

Tỷ lệ lỗ ký quỹ là tỷ lệ lỗ của nhà đầu tư cá nhân khi vay ký quỹ để mua cổ phiếu, chỉ số này được thống kê theo từng công ty chứng khoán cho vay ký quỹ theo từng tuần hoặc từng ngày. Thông thường nhà đầu tư có xu hướng chốt lời khi có lợi nhuận nhưng lại cố gắng nắm giữ cổ phiếu khi bị lỗ. Vì vậy tỷ lệ lỗ ký quỹ thường sẽ là chỉ số âm từ 0~20%. Tỷ lệ cắt lỗ tự động thường vào khoảng 20% nên đó cũng được coi là tỷ lệ lỗ chạm sàn là thời điểm tốt để “mua”, còn khi tiệm cận tới 0% là vùng cận trần là thời điểm nên “bán”.

  • Tỷ lệ chênh lệch của giá cổ phiếu trung bình VN-INDEX so với đường trung bình động 25 ngày khoảng âm 10%
  • Tỷ lệ lỗ của nhà đầu tư cá nhân trong giao dịch ký quỹ âm khoảng 15%

Hãy tìm hiểu lý do của sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu và đường trung bình động

Đây cũng là một lưu ý quan trọng. Vì đường trung bình động được tính toán bằng cách đo lường giá cổ phiếu về mặt kỹ thuật trong quá khứ, nên chúng ta không thể biết lý do tại sao giá cổ phiếu dao động nếu chỉ nhìn vào đường trung bình động.

Ngay cả khi giá cổ phiếu biến động đáng kể so với đường trung bình động và bạn cho rằng đó là cơ hội giao dịch, thì điều quan trọng là bạn phải dừng lại và tự mình kiểm tra lý do của sự biến động đó (đặc biệt là đối với từng cổ phiếu riêng lẻ). Hầu hết các cổ phiếu biến động khi có 1 tin tức nào đó, trước tiên hãy vào trang web công ty đó hoặc search Google thử để xem có gì không.

Để sử dụng đường trung bình động chính xác hơn, điều quan trọng là phải làm việc chăm chỉ để tìm hiểu lý do tại sao đường trung bình động và giá cổ phiếu lại ở vị trí như vậy. Bằng cách phát triển thói quen đó, bạn sẽ là một nhà đầu tư có thể đánh giá liệu đó có phải là giai đoạn nên cắt lỗ hay chốt lãi hay không.

Copied title and URL