Đầu tư tín thác được ra đời khi nào ?

Như ngày nay, nguyên mẫu của đầu tư tín thác như một phương tiện đầu tư kiếm tiền đã được tạo ra ở Anh vào thế kỷ 19. Và được phát triển mạnh sau khi tới Mỹ.

Tuy nhiên, ý tưởng “giao quyền quản lý tài sản cho ai đó” đã có từ thời Trung cổ ở Anh khoảng thế kỷ 12 và 13, thời kỳ viễn chinh của đội quân chữ Thập. Vào thời đó, nếu một đứa con thừa kế đất đai của một người cha chết trong chiến tranh, nó phải nộp một số tiền thuế lớn cho vua và chúa lãnh. Vì vậy, để tránh gánh nặng đó, cơ chế  giao lại tài sản cho người khác đã được nghĩ ra. Đây được cho là một trong những nguồn gốc của đầu tư tín thác.

Ví dụ, ông A đi chiến trường bị tử chiến để lại mảnh đất cho con là ông B. Tuy nhiên, nếu thực hiện thừa kế thì sẽ bị tính thuế nên ông A sẽ chuyển nhượng đất cho ông C, người có thể tin cậy từ trước khi ra chiến trường. Và yêu cầu ông C chia lợi nhuận từ mảnh đất cho con trai ông là ông B.

Ngay cả khi ông A bị chết trên chiến trường, mảnh đất đó thuộc sở hữu của ông C nên ông B không phải thừa kế đất, không phải nộp thuế và vẫn có thể nhận được lợi nhuận từ mảnh đất đó.

Cơ chế giao lại cho người khác quản lý ra đời ở Anh theo cách này không nhằm mục đích kiếm tiền, mà ra đời với ý nghĩa là các biện pháp tránh né thuế thừa kế, nhưng nó đã phát triển trong lịch sử lâu dài và đã trở thành một phương tiện đầu tư vào thế kỷ 19.

Nước Anh vào thời điểm đó đang trong thời kỳ sản xuất công nghiệp phát triển bởi bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp. Đó là thời kỳ mà các thuộc địa được mở rộng trên toàn thế giới và đầu tư ra nước ngoài bắt đầu phát triển. Tuy nhiên đầu tư ra nước ngoài đòi hỏi một số tiền lớn và trình độ hiểu biết cao về hoàn cảnh của các quốc gia xa xôi đó. Chỉ một số ít nhà đầu mới có thể đầu tư như vậy, điều này là không thể đối với các cá nhân nghiệp dư.

Vì vậy, một phương pháp đã được nghĩ ra để nhiều người có thể bỏ tiền ra dù là số ít và giao khoản đầu tư đó cho người có kiến ​​thức chuyên sâu và kinh nghiệm để thực hiện việc đầu tư. Đây được gọi là “liên hiệp đầu tư” và được tổ chức lại thành công ty cổ phần vào năm 1868, tạo ra quỹ đầu tư “kiểu công ty” đầu tiên. Sau đó, nó phát triển mạnh hơn sau khi sang Mỹ, và nhiều loại đầu tư tín thác đã được tạo ra.

Ở Nhật Bản, khi lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng trở nên qua thấp (khoảng 0.001%/năm) người dân tất yếu sẽ đi kiếm những kênh khác để đầu tư kiếm lợi nhuận, một trong số đó là đầu tư tín thác. Ở Nhật có rất nhiều công ty đầu tư tín thác, trong đó có những tổ chức của các ngân hàng Mega-Bank như Mitsubishi, Mizuho, Mitsui .v.v. là cơ sở để người dân yên tâm gửi tài sản của mình cho đầu tư.

POINT

Đầu tư tín thác ở Việt Nam hiện tại chưa được phổ biến vì lý do tâm lý bất an khi giao phó tài sản cho người khác hay suy nghĩ muốn tự đầu tư đang còn nặng nề, đồng thời cũng chưa có nhiều cơ quan tài chính đủ uy tín thực hiện dịch vụ. Hình thức đầu tư tín thác phổ biến nhất là tín thác bất động sản. Tuy nhiên có rất nhiều vụ lừa đảo bị phát giác, vì vậy nhà đầu tư phải thật sự cảnh giác, xem xét thật kỹ đối tác mà mình muốn uỷ thác đầu tư.
Copied title and URL