Trước tiên, công ty là nơi làm cái gì ?
Công ty cổ phần được cho là ra đời từ thế kỷ 17 nhưng hiện nay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh tế.
“Công ty” có thể được nói là một “nhóm được thành lập bởi nhiều người tập hợp lại với mục đích theo đuổi lợi nhuận.” Nhưng không có nghĩa là chỉ “suy nghĩ về việc kiếm tiền.”
Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu, thu tiền từ nhiều người hơn và sử dụng số tiền đó để tạo ra hàng hóa và dịch vụ hữu ích cho mọi người. Số tiền kiếm được được trả dưới dạng lương bổng cho nhân viên hay “cổ tức” cho nhà đầu tư như một lời cảm ơn vì đã đầu tư, hoặc sử dụng để mua máy móc để sản xuất ra sản phẩm tốt hơn.
Các hoạt động này sẽ diễn ra tiếp tục và không dừng lại.
Có thể nói, đây là một vai trò quan trọng mà một “công ty” cần thực hiện.
Mối quan hệ giữa "Cổ đông" và "Quản lý công ty"
Cổ đông là những người đã góp tiền cho công ty (= một trong những chủ sở hữu của công ty), vì vậy họ có thể tham gia vào việc quản lý công ty. Tuy nhiên, khi quy mô công ty ngày càng lớn và số lượng cổ đông bỏ tiền ra tăng lên, có khả năng ý kiến của mọi người sẽ không được đồng thuận và hoạt động ban đầu là “theo đuổi lợi nhuận” của công ty sẽ không diễn ra suôn sẻ …
Vì vậy, trong công ty cổ phần, việc phân chia các vai trò được quyết định.
Cổ đông không trực tiếp tham gia vào các hoạt động của công ty mà lựa chọn những người được gọi là “ban giám đốc” được ủy thác điều hành công ty tại cuộc họp gọi “đại hội đồng cổ đông”.
Sau đó, cuộc họp hội đồng quản trị (ban giám đốc) này chọn ra “giám đốc đại diện” là người đại diện cho công ty.
Giám đốc đại diện thực hiện việc điều hành chỉ đạo và giám sát các nhân viên công ty.
“Cổ đông” góp tiền và “giám đốc” chịu trách nhiệm quản lý. Bằng cách phân tách từng vai trò, và việc tổ chức này giúp các hoạt động của công ty có thể diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.