Ý nghĩa của “cổ phiếu tăng trưởng” (Growth stocks) và “cổ phiếu giá trị” (Value stocks) và những điểm cần lưu ý khi đầu tư ? (Phần 2)

Tận dụng triệt để các thống kê chỉ số cổ phiếu PER, PBR, ROE

※Nếu bạn chưa hiểu rõ về các chỉ số cổ phiếu như PER, PBR, ROE v.v. hãy tham khảo thêm ở bài “Ý nghĩa các chỉ số có ích cho đầu tư cổ phiếu“.

Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, thị trường chứng khoán bị chia thành 2 nhóm công ty một cách rõ rệt.

1. Nhóm ngành hưởng lợi từ dịch Covid 19

Cụ thể như các nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, công nghệ thông tin, bán hàng online, vận tải biển v.v.

2. Nhóm ngành thiệt hại từ dịch Covid 19

Có thể kể đến các nhóm ngành hàng không, du lịch, khách sạn, dịch vụ ăn uống nhà hàng v.v.

Sự phân cực này trong giới chứng khoán gọi là “Thị trường hình chữ K“. Nhóm hưởng lợi hầu hết là những công ty “cổ phiếu tăng trưởng”, và ngược lại thì nhóm chịu ảnh hưởng có nhiều công ty “cổ phiếu giá trị”.

Nhìn vào các chỉ số, ta có thể nhận ra rằng nhóm cổ phiếu tăng trưởng có nhiều công ty mà chỉ số PER (tỷ lệ giá cổ phiếu trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu) tăng mạnh, có nghĩa là mặc dù lợi nhuận kinh doanh của công ty không tăng quá nhiều những do sự kỳ vọng của thị trường đã đẩy giá cổ phiếu lên quá cao.

Một chỉ số nữa đó là PBR(tỷ lệ giá cổ phiếu trên tài sản ròng của mỗi cổ phiếu) nhóm chịu thiệt hại bởi Covid xuất hiện thêm nhiều công ty mà hệ số PBR giảm xuống dưới 1. Tuy nhiên với sự kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế hậu dại dịch, nhóm cổ phiếu giá trị này dần được các nhà đầu tư để ý tới nhiều hơn.

Một điều cần để ý tới là đối với trường hợp đầu tư dài hạn, tỷ lệ lãi suất ảnh hưởng nhiều đến việc đánh giá PER. Ví dụ, PER=20 tức tỷ lệ lợi nhuận là 1/20=0.05 (5%), PER=100 thì tỷ lợi nhuận sẽ là 1/100=0.01(1%). Nhìn vào đây, nếu tỷ lệ lãi suất dài hạn là 0.5% thì lợi nhuận đầu tư 1% cùng là đủ giúp nhà đầu tư chi tiền vào các mã có PER cao, nhưng nếu tỷ lệ lãi suất dài hạn lớn hơn 1% thì thì việc đầu tư vào các mã có PER cao (cổ phiếu tăng trưởng)sẽ cần xem xét lại.

Dù chỉ số PER, PBR cao nhưng nếu có thể kỳ vọng vào sự phát triển tốt trong tương lai, cổ phiếu đó vẫn có thể tăng giá, ngược lại dù PBR thấp dưới 1 thì vẫn có thể bị lãng quên và khó có thể kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng.
Vậy phải dựa vào đâu để có thể phán đoán nên mua hay bán các loại cổ phiếu này ? Trong trường hợp này ngoài PER, PBR thì chỉ số ROE (Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ đông) là một chỉ số rất quan trọng làm cơ sở cho chúng ta quyết định đầu tư có căn cứ.

Đối với nhóm cổ phiếu tăng trưởng, chúng ta không chỉ nhìn vào ROE không mà phải để ý tới sự duy trì trong một thời gian dài. Theo kết quả nghiên cứu ở thị trường Nhật Bản, nếu ROE>10% và ROE của năm nay cao hơn trung bình của 5 năm về trước thì giá cổ phiếu trong 15, 20 năm tiếp theo sẽ tăng trên 250%. Kết quả này phản ánh sự đánh giá của thị trường đối với công ty có khả năng duy trì cạnh tranh và tỷ lệ lợi nhuận cao một cách liên tục và bền vững.
Đối với nhóm cổ phiếu giá trị, theo nghiên cứu của công ty chứng khoán JP Morgan, ROE=8% là một ranh giới cần lưu tâm. Dù PBR dưới 1 nhưng nếu ROE>8% thì có nhiều khả năng thị trường sẽ đánh giá lại giá cổ phiếu khi kinh tế bắt đầu phục hồi.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, ROE là chỉ số mà nhiều công ty có thể cố ý thay đổi bằng cách giảm vốn cổ đông, vậy nên dù ROE cao thì chúng ta vẫn cần phải xem xét kỹ tại sao nó cao, sự thay đổi của tỷ lệ vốn, tính kiện toàn về tài chính v.v. để có cái nhìn đa phương diện trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Copied title and URL