Ý nghĩa của “cổ phiếu tăng trưởng” (Growth stocks) và “cổ phiếu giá trị” (Value stocks) và những điểm cần lưu ý khi đầu tư? (Phần 1)

Cơ sở để đánh giá PBR, PER

Cổ phiếu tăng trưởng (Growth stocks) là cổ phiếu của công ty có doanh số và lợi nhuận tăng trưởng cao, được kỳ vọng tăng giá trong tương lai. Thị phần của công ty đó ngày càng được mở rộng dựa vào các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, đột phá. Trong hầu hết các trường hợp thì doanh bán và lợi nhuận đều tăng trưởng tốt, được nhiều nhà đầu tư nhắm tới để đầu tư.

Gần đây thì trong các cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu của nhóm công ty làm về IT hay các sản phẩm không sản sinh ra khí Carbon. Ví dụ điển hình như ở thị trường Mỹ, Các công ty IT (công nghệ thông tin) lớn mà đại diện là GAFAM (Google = công ty điều hành là Alphabet, Apple, Facebook, Amazon, Microsoft) và Tesla làm về xe điện (EV). 

Cổ phiếu giá trị (Value stocks) là cổ phiếu mà giá cổ phiếu hiện tại được coi là rẻ hơn so với mức xem xét giá trị doanh nghiệp ban đầu vì doanh số và tăng trưởng lợi nhuận không được kỳ vọng nhiều. Hầu hết là các công ty ít danh tiếng, dù hoạt động kinh doanh ổn định thì vẫm ít được các  nhà đầu tư để ý tới. Giá cổ phiếu không có biến động nhiều, không ít trường hợp bị bán ra xong rồi bị bỏ mặc.

Tiêu chuẩn để nhận diện cổ phiếu giá trị là chỉ số PBR (tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách = giá cổ phiếu ÷ tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu). Chỉ số này cho thấy giá cổ phiếu được mua cao lên bao nhiêu lần so với giá trị tài sản (giá trị giải thể) trên sổ sách, và xét từ góc độ giá trị giải thể thì thường là lớn hơn 1, nhưng rất nhiều cổ phiếu rẻ  có PBR nhỏ hơn 1.

Theo ấn tượng tổng thể thì gần đây, ở cả Nhật Bản và Hoa Kỳ cổ phiếu rẻ thường thấy trong các ngành như bán lẻ, ô tô (thiết bị giao thông vận tải) và ngân hàng. Nguyên nhân tụt dốc của các hãng xe hơi Nhật và Mỹ là đã chuyển đổi chậm cộng với sự trỗi dậy của các hãng xe nội địa Trung Quốc cũng như các hãng xe Hàn. Còn về nhóm ngân hàng, sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, các công ty đã chủ động nguồn tiền mặt để hạn chế phụ thuộc vào ngân hàng, chính vì điều này mà doanh thu của các ngân hàng ở Nhật và Mỹ đã tụt dốc không phanh. Ở Việt Nam hiện nay (2021) nhóm ngân hàng vẫn là nhóm phát triển tốt, tuy nhiên trong tương lai có thể rơi vào tình trạng như Nhật và Mỹ hiện nay nếu không có sự cải cách chuyển đổi.

Ở chiều ngược lại thì cổ phiếu tăng trưởng, chỉ số PBR và chỉ số PER(tỷ lệ lợi nhuận = giá cổ phiếu ÷ lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) thường cao hơn trung bình. Điều này là do kỳ vọng của các nhà đầu tư về sự gia tăng giá trị của cổ phiếu trong tương lai đã được đưa vào giá cổ phiếu dưới dạng giá trị gia tăng.

Cổ phiếu tăng trưởng chiếm ưu thế khi đầu tư trung và ngắn hạn

Đối với các nhà đầu tư, đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng có nghĩa là đầu tư với niềm tin rằng một công ty đang phát triển sẽ tiếp tục phát triển, tức là “đặt cược vào sự tăng trưởng liên tục của công ty”. Mặt khác, đầu tư vào cổ phiếu giá trị có nghĩa là đầu tư với niềm tin rằng giá trị (giá cổ phiếu) của một công ty bị đánh giá thấp hơn khả năng của nó sẽ được xem xét lại vào một ngày nào đó. Vì vậy, có thể nói là “đánh cược vào sự trở lại của giá cổ phiếu”, nhưng thực tế là chúng ta không biết khi nào và những yếu tố nào sẽ gây ra sự tăng giá của cổ phiếu.

Dưới đây là bảng thống kê từ kết quả nghiên cứu của tập đoàn chứng khoán hàng đầu Nhật Bản Nomura và một công ty dịch vụ quản lý tài sản của Mỹ Russell Investments. Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các mã cổ phiếu trong thị trường Nhật và một số cổ phiếu ở thị trường các nước đang phát triển.

30 năm 20 năm 10 năm  năm năm
Chỉ số của cổ phiếu tăng trưởng 1.20% 3.30% 12% 9.50% 21.70%
Chỉ số của cổ phiếu giá trị 2.50% 4.20% 7.30% 1.90% -5.50%

Cổ phiếu giá trị chiếm ưu thế trong dài hạn từ 20 đến 30 năm, nhưng cổ phiếu tăng trưởng lại chiếm ưu thế áp đảo trong ngắn hạn và trung hạn trong vòng 10 năm. Đây  cũng là một xu hướng có thể được nhìn thấy ở thị trường Mỹ. Trong thời đại mà ngành công nghiệp sản xuất từng là trung tâm, giá trị doanh nghiệp được xem xét khá thường xuyên, và ở cả Nhật Bản và Mỹ, hiệu suất của các cổ phiếu giá trị thường vượt quá mức trung bình của thị trường. Khi động lực kinh tế chuyển sang ngành công nghiệp thông tin, xu hướng đầu tư đã thay đổi đáng kể.

Tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất nhìn chung chậm lại khi quy mô kinh doanh mở rộng và các đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường. Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp thông tin, các yếu tố vật chất như thiết bị sản xuất ít gây hạn chế tăng trưởng hơn, và kẻ đi tiên phong nhanh chóng chiếm lợi thế và hoạt động mạnh mẽ, do đó, nó có xu hướng  tăng trưởng lại kéo theo tăng trưởng. Theo cách đó, chỉ  số PBR và PER cao được các nhà đầu tư hợp lý hóa, và phong trào mua cổ phiếu tăng trưởng ngày càng lan rộng.

Từ nội dung trên, ở phần tiếp theo  chúng ta sẽ tìm hiểu về cách để để chọn mã cổ phiếu khi mua cho phù hợp.  

タイトルとURLをコピーしました