Chia tách cổ phiếu là gì? Mục đích của việc chia tách cổ phiếu và những điều cần lưu ý

Giải thích ngắn gọn

  • Giá cổ phiếu giảm theo tỷ lệ chia tách cổ phiếu
  • Chia một cổ phiếu thành các phần nhỏ (1: 2, 1: 3, 1:4 v.v.)

Giải thích cụ thể

Chia tách cổ phiếu là chia một cổ phiếu thành nhiều phần nhằm tăng tổng số cổ phiếu đã phát hành. Một cuộc chia tách cổ phiếu sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu, nhưng mặt khác, giá cổ phiếu sẽ giảm theo tỷ lệ của việc tách cổ phiếu.

Do vốn hóa thị trường không đổi, giá cổ phiếu sẽ giảm theo tỷ lệ chia tách cổ phiếu. Ví dụ, nếu tỷ lệ chia tách cổ phiếu là 1: 2, số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên gấp đôi và giá cổ phiếu sẽ giảm một nửa. Trong trường hợp 1: 4, số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên gấp bốn lần và giá cổ phiếu sẽ giảm xuống còn một phần tư.

Mục đích của việc chia tách cổ phiếu

Dưới đây là 3 mục đích chính của việc chia tách cổ phiếu:

  • 1. Để tăng tính thanh khoản
  • 2. Chuẩn bị để thay đổi thị trường niêm yết
  • 3. Thay đổi chính sách cổ tức và các lợi ích cổ đông
1. Để tăng tính thanh khoản

Việc chia tách cổ phiếu làm cho giá cổ phiếu rẻ hơn và giúp các nhà đầu tư mua cổ phiếu dễ dàng hơn. 

Ví dụ giá cổ phiếu trước khi chia tách là 100,000 vnd thì khi mua 100 cổ phiếu nhà đầu tư cần có 10 triệu vnd, nhưng sau khi chia tách cổ phiếu với tỷ lệ 1:4 thì giá cổ phiếu sẽ là 25,000 vnd và số tiền cần để mua 100 cổ phiếu chỉ là 2,5 triệu vnd, tức nó đã trở nên dễ mua hơn (nói dễ hiểu hơn nữa nó giống như việc chia bó rau to bán tới giá 10 nghìn thành 4 bó rau nhỏ với giá 2 nghìn rưỡi, như vậy nhà ít nhân khẩu cũng có thể mua 1 tới 2 bó, nhà đông nhân khẩu có thể mua 3 hoặc 4 bó, giúp việc bán rau dễ hơn thay vì để bó to và chỉ bán được cho gia đình đông nhân khẩu). 

Đồng thời cũng trở nên dễ bán hơn nên việc mua bán sẽ trở nên sôi động hơn. Khi số lượng cổ đông tăng và tính thanh khoản tăng sẽ giúp giá cổ phiếu trở nên ổn định hơn.

2. Chuẩn bị để thay đổi thị trường niêm yết

Khi thay đổi thị trường niêm yết, chẳng hạn như thay đổi từ UPCOM sang HNX, có các tiêu chuẩn nhất định được đặt ra đối với số lượng cổ đông và số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Một số công ty thực hiện chia tách cổ phiếu để đáp ứng tiêu chuẩn đó.

3. Thay đổi chính sách về cổ tức

Sau khi thực hiện chia tách cổ phiếu, nếu mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu không thay đổi thì điều đó có nghĩa là trên thức tế nhà đầu tư được nhận cổ tức nhiều hơn.

Để nhận được quyền lợi của việc chia tách cổ phiếu

Để nhận được quyền (hưởng quyền) trong đợt chia tách cổ phiếu, phải mua cổ phiếu trước ngày trao quyền tối thiểu 3 ngày làm việc. Cụ thể hãy xem hình bên dưới.

Trong trường hợp của lịch này, ngày hưởng quyền sẽ là ngày 25 (Thứ ba), tức là 4 ngày làm việc trước ngày nhận quyền là ngày 31 (Thứ Bảy và Chủ Nhật là ngày lễ và không được tính).

Vì vậy muốn có quyền lợi khi chia tách cổ phiếu thì phải mua cổ phiếu vào ngày 25 hoặc trước đó. Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ là ngày 26 (thứ tư). Đây là cách để hưởng quyền của việc chia tách cổ phiếu.

Chia tách cổ phiếu không phải lúc nào cũng giúp cổ phiếu tăng giá

Về mặt lý thuyết, việc tách cổ phiếu không phải là yếu tố làm tăng hay giảm giá trị vốn hóa thị trường (số lượng cổ phiếu phát hành ✖︎ giá cổ phiếu), nhưng cho đến nay người ta thường công nhận rằng chia tách cổ phiếu = giá cổ phiếu tăng. Điều này chủ yếu là do việc chia tách cổ phiếu khiến cổ phiếu trở nên dễ mua hơn và thường làm tăng nhu cầu mua. 

Đồng thời ở thị trường chứng khoán đang còn non trẻ như Việt Nam, việc chia tách cổ phiếu vẫn đang được nhiều nhà đầu tư cho rằng giá cổ phiếu sẽ tăng, tạo tâm lý chung khiến giá cổ phiếu càng dễ tăng hơn. 

Tuy nhiên, khi nhìn ra thế giới trong những năm gần đây, nhiều trường hợp giá cổ phiếu không tăng ngay cả sau khi chia tách cổ phiếu. Điều này là do nhu cầu bán để chốt lãi cũng tăng khi nhu cầu mua tăng bởi việc chia tách cổ phiếu.

Ví dụ, Welcia Holdings, công ty về hệ thống phân phối thuốc và bán lẻ của Nhật đã chia tách cổ phiếu vào tháng 9 năm 2020, giá cổ phiếu tạm thời tăng sau khi có thông báo về việc chia tách cổ phiếu, nhưng giá cổ phiếu đã không tăng sau khi chia tách cổ phiếu.

Vì vậy, hãy nhớ rằng chưa chắc giá cổ phiếu sẽ tăng sau khi việc chia tách cổ phiếu được thực hiện. 

Tóm tắt

Trên đây chúng tôi đã giải thích chi tiết về việc chia tách cổ phiếu.

Vì việc chia tách cổ phiếu vốn trung lập với giá cổ phiếu nên không có bất lợi cụ thể nào đối với các nhà đầu tư do việc tách cổ phiếu.

Trong lịch sử chứng khoán cổ phiếu ở các nước phát triển như Nhật Bản, đã có những thời điểm các công ty đua nhau thực hiện chia tách cổ phiếu giống như kiểu “bong bóng chia tách cổ phiếu”, vì khi đó giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi thực hiện tách cổ phiếu.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, không phải lúc nào nó cũng dẫn đến việc tăng giá cổ phiếu. Đừng lao vào mà không suy tính kỹ càng mà chỉ vì một đợt chia tách cổ phiếu đã được công bố.

タイトルとURLをコピーしました