Chế độ tư bản chủ nghĩa đang đối mặt với những vấn đề gì ?

Bước sang thế kỷ 21 bắt đầu bộc lộ các mặt hạn chế

“Quyền lực toàn quyền” và “độc chiếm” có thể được kể đến như những từ khóa tượng trưng cho sự hiện diện của chủ nghĩa tư bản hiện nay. Nhiều người có thể nghĩ về chính trị và ngoại giao ích kỷ và không khoan dung dựa trên chủ nghĩa dân tuý, giống như nguyên tắc ưu tiên nước Mỹ của cựu Tổng thống Trump. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghĩ sâu hơn, thì có vẻ như chính chủ nghĩa tư bản đã nuôi dưỡng và truyền bá chủ nghĩa dân túy đó.

Trong cú sốc Lehman và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Phố Wall và các tổ chức tài chính châu Âu đã phải chịu tổn thất lớn. Tuy nhiên ngay sau đó đã đã nhận được sự cứu trợ của các chính phủ và vực dậy. Kết quả là các nước đó đã đổ hết những tổn thất lên người dân. Kể từ đó, người ta phát hiện ra rằng các tập đoàn lớn trên thế giới đang cố gắng tiết kiệm thuế bằng cách sử dụng các kẽ hở trong hệ thống luật thuế.

Tóm lại, nó là “độc chiếm của cải và lợi ích được trao”, nhưng trong một số trường hợp, sự độc quyền như vậy có thể có khả năng thay đổi vô điều kiện cơ cấu công nghiệp, môi trường xã hội và thậm chí cả lối sống của con người. Do đó, theo một nghĩa nào đó, nó có thể được cho là một thế lực rất mạnh mẽ. Bản thân chủ nghĩa tư bản có khả năng dẫn đến cường quyền và độc quyền.

Khi những khía cạnh tiêu cực của chủ nghĩa tư bản lộ ra, đã có nhiều lo ngại về sự suy thoái và luỵ tàn của chủ nghĩa dân chủ. Đối với điều này, nhà sử học người Nhật Kanichi Asakawa đã nhận định “Nếu một cá nhân không có tinh thần trách nhiệm, đạo đức và lòng khoan dung thì nền tảng sẽ bị lung lay”.

Tư duy của ông Asakawa không chỉ giới hạn trong giới chính trị, mà còn áp dụng cho các nhà tư bản, nhà đầu tư, cổ đông, và giới kinh doanh.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng

Trên thực tế, chủ nghĩa tư bản còn có một vấn đề rất đáng sợ khác.

Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng kỹ thuật số đã tạo ra một thách thức mới: làm thế nào để phân bổ đồng đều sự giàu có mang lại bởi kỹ thuật số. Tại thời điểm tháng 10 năm 2021, giá trị vốn hóa thị trường của Apple đã vượt quá 2.3 nghìn tỷ USD, nhưng các công ty CNTT lớn của Hoa Kỳ như Apple có xu hướng sử dụng số tiền kiếm được chia cho cổ đông và tích trữ, và Apple đã trở thành chủ đề bị chỉ trích vì sự ích kỷ của mình.

Và có vẻ như vấn đề kỹ thuật số sẽ thực sự trở nên tồi tệ hơn trong tương lai. Theo một số chuyên gia, một “chủ nghĩa tư bản kỹ thuật số” sẽ được hình thành thông qua AI (trí tuệ nhân tạo) và công nghệ ứng dụng, phân tích dữ liệu lớn (Big data) đang được khẩn trương phát triển trên toàn thế giới.

Ví dụ, có một số người lo ngại về sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và sự chênh lệch ngày càng gia tăng về sự phổ biến của AI, nhưng có vẻ như có nhiều quan điểm lạc quan hơn rằng sự cải thiện đáng kể về năng suất sẽ là giải pháp cho vấn đề dân số suy giảm. Rất nhiều người trong chúng ta đang rất thích thú và hưởng ứng nhiệt liệt cho sự tiện lợi mà số hóa mang lại.

Một số chuyên gia cho rằng khi cuộc cách mạng kỹ thuật số phát triển trong tương lai, khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia sẽ gia tăng. Đặc biệt là việc làm của người dân ở các nước mới nổi và đang phát triển, nơi mạng lưới an sinh xã hội chưa hoàn thiện như ở các nước phát triển.

Khi các nước mới nổi và đang phát triển đạt được sự phát triển kinh tế, thông thường sẽ tuân theo quy trình sau đây.

(1) Các khu vực đô thị phát triển nhà đầu tư cả trong và ngoài nước

(2) Dân số (chủ yếu là thanh niên) di chuyển đến các khu vực thành thị nơi có nhiều việc làm.

(3) Các công ty nước ngoài đang mở rộng kinh doanh tìm kiếm nguồn lao động dồi dào và rẻ

(4) Người lao động sẽ yêu cầu mức lương cao hơn và cải thiện điều kiện lao động

(5) Đổi mới công nghệ sẽ làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tiền lương người lao động sẽ tăng cao hơn nữa làm suất hiện  tầng lớp trung lưu trong xã hội.

Tiền lương thấp trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế có tác dụng giúp các nước nghèo và người dân trở nên giàu có hơn, nhưng sự tự động hóa triệt để và cải thiện năng suất của xã hội thông qua AI và các phương tiện khác sẽ làm mất lợi thế của tiền lương thấp. Trong thời đại mà AI và những thứ tương tự đang trở lên phổ biến, việc làm của con người đòi hỏi phải có nền giáo dục và đào tạo tiên tiến, nhưng chỉ các nước giàu mới có thể hiện thực hóa hệ thống giáo dục mới và đào tạo lại người lao động cho mục đích đó, các nước nghèo đang phát triển sẽ bị bỏ lại sau.

Khi con đường thoát khỏi đói nghèo và thịnh vượng bị chặn lại, ở nhiều quốc gia mới nổi và đang phát triển thế hệ trẻ có thể biến từ một lực lượng lao động thành một mối đe dọa chính trị, do mất công ăn việc làm không đảm bảo cuộc sống. Trong một số trường hợp, có nguy cơ nổi dậy chống lại chính hệ thống kinh tế và xã hội. Chủ nghĩa tư bản có thể phải trả giá đắt cho việc theo đuổi năng suất và hiệu quả sản xuất.

Trong bài này chúng ta đã đi phân tích qua các vấn đề của chủ nghĩa tư bản thời hiện đại. Nhân tiện cũng chia sẻ tới tầm quan trọng và sự ảnh hưởng to lớn của nhóm ngành công nghệ trí thông minh nhân tạo AI, công nghệ phân tích ứng dụng dữ liệu lớn tới tương lai của con người. Việc đầu tư dài hạn vào các nhóm ngành này cũng là suy nghĩ không tồi. Bạn có thể tìm hiểu thêm và kiếm cho mình một số công ty tốt để đầu tư.

Copied title and URL